Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

TRỞ VỀ

Sau 20 năm kể từ ngày rời ghế cấp 3, lúc này chúng ta đã ngoài 30 tuổi (gần 40), không hiểu điều gì thôi thúc mà gần đây có một số bài viết cảm xúc về miền quê và ngày xưa (về làng cổ Đường Lâm, Chợ quê, Y đức, Tình yêu Hải Hậu, Nụ hôn của cún,..), trong đó đặc biệt biệt ấn tượng là bài "Cảm xúc một lần qua Đông Biên" của Mai Chủ tịch. Anh em chúng tôi bị kích thích bởi những kỷ niệm ngày xa xăm của Chut tịch và những con người của Phố Đông Biên, của Hải Bắc.

Một chiều mưa (tụ thuỷ), lặng bước cùng những người bạn lần về ký ức...



Không có chiếc cổng làng cổ kính.
Cổng làng Đường Lâm
Nhưng hầu như tất cả những người bạn chúng ta đã từng học Hải Hậu A, đều dễ nhận thấy góc phố Đông Biên gần gũi từ xa xa.


Vừa về đến đầu phố, quan sát nét mặt của những Bạn đã từng gắn bó với Đông Biên, tôi hình dung ra những cảm xúc đang trào dâng : Phố Đông Biên mờ mờ, rồi dần hiện về những hình ảnh ngày xưa:




Như nghẹn lại, Bạn chỉ vào một cánh cổng, nơi mà 20 năm về trước đã có buổi liên hoan chia tay ngày rời ghế học sinh của 53 vị La hán.:
Chỗ mấy cây kia... ngày xưa chúng nó say quá dựa vào ngủ đấy
Bồi hồi bước lên cầu thang gỗ... như Ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ

Ô cửa tầng hai với bài thơ cũ - Cầu Bát Mười ghi dấu bước người qua!
Cây cầu đá và dòng sông lớn ngày xưa giờ chỉ còn trong kí ức
Cầm tay tôi, Bạn dắt ra ban công, theo hướng tay chỉ, tôi chỉ thấy những mái ng ngói cổ kính:

Kia là mái ngói ngôi nhà của cô Bạn chúng ta đấy (liệu có đúng là cặp Cún không?)
Trong căn nhà xưa, 2 vị trong BLL trầm ngâm suy nghĩ làm thế nào để Blog - Ngôi Nhà chung này thu hút tất cả các bạn, thực sự là nơi chia sẻ của các thành viên trong lớp (như 20 năm trước cả lớp ta đã cùng nhau ngồi đây).
Tạm xa phố Đông Biên với ngôi nhà thời tuổi thơ và những kỷ niệm trong sáng, Lớp trưởng chúng ta đã lý giải được vì sao Mai Chủ tịch lại làm thơ hay thế? (Nghe nói là LT đang chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà có cửa sổ tầng 2 đấy).
Vẫn lặng lẽ theo sau những kỷ niệm ấy,

Biết tôi không được sống ở phố ĐB, Bạn chỉ và nói tôi nghe về lịch sử cũng như những đặc trưng của Đông Biên, Đông Cường,.. rồi đến những ngày đi học cấp 1, cấp 2..

Sau tường rào này là chợ Đông Biên - nghe đến đã thèm bánh đa,..
Còn đâu những nét văn hoá Chợ quê ngày xửa? (Đỗ Ngọc Nam)


Những người bạn với Ngôi trường Hải Bắc
Cánh đồng trong tác phẩm của Lớp trưởng (Gò đất xa xa kia là nơi Tao và Nó thường đánh nhau đấy...)
Những cánh đồng này không còn hoang như trong Thơ nữa, màu mỡ và không còn ... đánh nhau nữa.
Người dân quê mình bay giờ đã giầu có hơn nhiều rồi. Ngày chúng tôi về thăm nhà cũng là lúc Festival cây cảnh khai hội với nhiều cây đẹp có giá hàng tỷ đồng.



Những cây cảnh có giá trị kinh tế cao như là sự tưởng thưởng cho những tháng ngày lao động kiên trì, miệt mài của người dân Hải Hậu. Hoà cùng niềm vui đó, chúng tôi cũng quây quần bên những người con Hải Hậu và đặc sản quê hương (sau ngày lao động vất vả).
Móng tay và cá khoai quê mình
Cùng với nem Tung
Lớp chúng mình rất rất vui, xa là nhớ, gặp nhau là ..
Sau những phút cao trào.
Lên xe về Hà Nội rồi, chúng tôi vẫn vẳng nghe nhời của các bạn nữ: Các anh đi rồi, mình "mẹ" dọn mâm?

Những hình ảnh này được ghi lại từ đầu năm 2011, cho đến nay khi nhiều thành viên trong lớp đã có những cảm giác khi ngồi cạnh Ô cửa tầng 2,  chúng tôi xin chia sẻ trên đây cùng các bạn, đồng thời mượn câu trong Y đức (Nam) để thay cho lời kết: "Đến bây giờ, không biết các bạn thế nào chứ mình nhiều khi cảm thấy mơ hồ đến ngờ nghệch với những cái hiển nhiên của cuộc sống, thậm chí đôi lúc có phần hơi vô cảm. Và giải pháp của mình là năng về quê, để “về mo” lại, reset lại chính mình".

Trong vòng quay tấp nập của cuộc sống hiện đại ngày nay, những lần về quê hương được xem như trốn vào sau những cổng làng để quay về bản ngã - sắc sắc không không!


Đó cũng là lý do chúng tôi chọn tựa đề "Trở về" để đặt tên cho entry ảnh này.

Bài và ảnh: CLB học làm thơ

9 nhận xét:

Ngôi nhà chung 12A nói...

Trở về như một lẽ tất yếu của những người con xa quê, quê hương luôn là nguồn cảm hứng vô tận, và là câu chuyện rất dài cho chúng ta kể, ngày xưa...
Ngày xưa, khi còn nhỏ, nhà mình ở tập thể trường Hải Bắc (mẹ mình dạy ở đó), chị em mình thường chơi ở sân trường và trèo lên chỗ có bức tượng Bác Hồ quàng khăn quàng cho cô bé học sinh. Mẹ kể khi mình mới biết bò, có hôm mình theo mẹ khi mẹ rửa bát ở con sông phía sau trường, bị lăn xuống rãnh nước nhỏ gần đó phải soi đèn tìm mãi mới thấy.
Khi học cấp 1, nhà mình chuyển sang Hải Phương, nhưng lớp 4,5 học ở trường Hải Bắc, ngày nào cũng đi qua phố Đông Biên, khi đi học về bị dân Hải Bắc đuổi chạy tóe khói.
Sau này, nhà mình chuyển về phố Đông Biên sống, chỗ có cây bàng đó.
Kể về những kỷ niệm xưa thì chẳng bao giờ hết nhỉ
Hiền và các bạn có chuyến "Trở về" thật thú vị!
Trà

DQTrung nói...

@Trà: Có nhìn thấy gì quen quen nơi ghi dấu bao kỷ niệm không?

Ngôi nhà màu xanh nói...

Không có gì nhiều, nhưng chăng có gì quên. Với tôi thời gian thì quá ít để cảm nhận như theo cách nghĩ của mọi người, vì tôi không ở quê từ bé. Nhưng đối với tôi nó là một thời gian sâu đậm nhất của mình về tuổi ấu thơ. Vì đó là quê hương tôi, vì đó là tất cả những dòng sông, những cây cầu, những cánh đồng lúa, những trò chơi tinh nghịch, những tình cảm, cảm xúc đều xuất phát từ nơi này.Còn ai nói không có gì để cảm nhận được hồn quê thì người đó là người đau khổ.Tôi đồng cảm với các bạn vì cũng là dân Hải Bắc mà.

ĐNN nói...

Bức ảnh thứ 3 trông giống tác phẩm của cụ Bùi Xuân Phái quá. Đôi khi mờ mờ ảo ảo lại lung linh hơn chân thực, hehe.

Đằng sau cái gò đất là tháp chuông nhà thờ họ Đông Biên. Mình thấy cái tháp chuông này độc đáo và đẹp nhất trong số tháp chuông đã từng gặp. Hôm nọ định vào chụp ảnh mà cổng khóa kỹ quá, trèo tường sợ người ta tưởng vào ăn trộm đồ cổ. Hehe.

@ Trà: Mình thì năm lớp 1 mẹ dạy Hải Long, mình học ở Hải Bắc được mấy tháng thì mẹ cho chuyển cả sang Hải Long để tiện quản lý. Mình sang đó được mấy tháng thì mẹ lại có quyết định được về Hải Bắc, thế là mẹ con lại bồng bế nhau về. Cuối năm học đó tổng kết mình không được giấy khen do chuyển đi chuyển lại. Tức đến tận bây giờ.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Phượng có rất nhiều kỷ niệm trên những con đường của Hải Bắc, này nhé nếu P đi học thì bắt buộc phải qua Hải Bắc vì chẳng còn đường nào khác. Với con người Hải Bắc thì P toàn bị bắt nạt, có những lần "cu tâu" Hải Bắc dàn hàng ngang trâu bắt P chào bằng anh mới cho đi qua, ức phát khóc! rồi có những lần qua đường Hải Bắc đường trơn ngã xe đạp bùn đất từ đầu xuống chân, có lần đã muộn học còn phải dắt xe bộ qua cầu đá trơn như đổ mỡ...rồi những ngày nắng đẹp thi đạp xe cùng các bạn lớp I ở cùng xóm Hải Trung...tất cả như mới hôm qua khi P ngồi trước những bức ảnh của ĐXK.
Và cạnh cái bể nước nơi liên hoan chia tay cuối cấp nữa, nơi ấy mình cũng có một kỷ niệm chẳng ai biết đến tận bây giờ...

Quê hương luôn là nơi tìm về của những người con xa quê, nơi bình yên, nơi nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta...
Cảm ơn tác giả đã có những bức hình rất ý nghĩa!

Minh Phượng

Ng.Nhung nói...

Nhung thì chẳng có mấy dịp đi qua Hải Bắc, cũng ít khi được qua phố Đồng Biên, nhưng đúng là khu ấy đẹp thật!
Ngày xưa, trước khi chia tay tốt nghiệp, lớp mình liên hoan ở nhà Hienmax nhỉ!
Hôm nọ có cái ảnh hôm liên hoan bạn nào đó pot lên hồi blog rồi đấy!
Mấy bạn gái cười ngả nghiêng trong bữa ăn k hiểu vì câu chuyện gì (trong đó có mình)!
Nhớ ngày xưa nhà Hienmax khác chứ không giống mấy tấm hình này!

Hienmax nói...

Cảm ơn các bạn đã dành cho tôi nhiều ưu ái cho chuyến trở về này, nhất là Khu, Trung!

@Trà: cũng không còn được cảm nhận cái cảm giác của ngày xưa nữa đâu, phố cũ giờ thay đổi nhiều quá so với thời mình còn ở đó.

@Phượng: bể nước và bụi hoa giấy ấy người ta đập đi rồi Phượng ạ

@Nhung: quả là khác nhiều, mình cũng chỉ bâng khuâng đôi chút khi leo cái cầu thang gỗ và khoảnh khắc đứng bên cái cửa sổ, cũng là góc học tập khi xưa thôi.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Hôm đó trời mưa, mình không nghĩ là chụp được những tấm ảnh đẹp đến thế.
@Trà: Mình cũng tò mò về câu trả lời cho câu hỏi dưới bức ảnh có cây bàng ấy.

Hà.

t.thienke nói...

Mãi đến hôm nay 15/7/2011 mới biết là ông Khu có bài TRỎ VỀ. (xin lỗi tác giả).
Tôi cũng ở phố Đông Biên, cũng học trường Hải Bắc. Vậy nên, khi đọc bài và xem ảnh không khỏi ...rưng rưng.
Cảm ơn ông Khu nhiều, nhất là ông không phải người Hải Bắc.
A, chỉ góp ý tí xíu thôi: Bức ảnh gần cuối cùng mà ông Khu chú thích:'Sau những phút cao trào" xem ra có vẻ ...tan hoang quá, không phù hợp lắm với văn cảnh của sự TRỎ VỀ.Lượng thứ, lượng thứ nhé nếu tác giả có ý khác!
@Phượng: Cái bể nước, mà cạnh đấy P có kỷ niệm của riêng mình, P không nói ra thì ai mà biết. Chia sẻ , chia sẻ thôi!

Đăng nhận xét

lop12ahaihauk30.blogspot.com