Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

PHÁ CÁCH

PHÁ CÁCH

Tháng 6 về trời mưa không dứt
Đi chơi rồi lại thấy mơ xa
Hẹn gặp nhau ta bàn về phá cách
Bạn đến rồi ta lại là ta

   
Gác lo toan gạo tiền cơm áo
Năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”
Hữu ngạn sông hồng ta đường lâm thẳng tiến
Đá ong trầm ngâm nhỏ lệ lòng

Và sau cánh cổng cọt kẹt cũ
Nước tràn vào tụ thuỷ sinh tài”
Bâng khuâng bước giữa hai tường gạch
Ngẫm bạn ngẫm mình lòng thấy khoan thai

Vẫn bên bạn cạn tràn ly rượu
Rượu uống rồi sắc sắc không không
Cười nghiêng ngả tên mình chẳng nhớ
Ngoài cổng làng là cánh đồng hoang

Sao cứ phải theo  mòn lối cũ
Cửa bí mật sẵn sàng chờ đợi
Dù cánh cổng vẫn còn chưa mở
Nhưng  đường tắt  rộng bước ta đi…
DQT.

23 nhận xét:

DXKhu nói...

"Thế hữu hưng nghi đại"

Có thế chứ, chúc mừng tác giả và tác phẩm!

Sau khi bỏ ra cả ngày thăm Làng cổ Đường Lâm, ngẫm cái sự đời và uống rượu mút chỉ với các bạn, "của cải" đã bắt đầu tuân ra ào ào, khó cưỡng lại nửa rồi.

DQTrung nói...

@Khu: Ok!"Thế hữu hưng nghi đại": Để đến với thành công, hưng thịnh và phát triển, buộc phải biết thích nghi với mọi hoàn cảnh, tránh áp đặt theo kiểu lối mòn.
@NCC:"Tụ thuỷ sinh tài" Hầu hết chung ta đều có mệnh (mang) thuỷ, nếu cùng đoàn kết, cùng nhau hợp sức - "tụ thuỷ" chắc hẳn thu được nhiều thành công.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Đúng là "Tụ thuỷ sinh tài" . Tôi rất tự hào về bạn! P chờ đợi tác phẩm tiếp theo đấy.

Qua tác phẩm của bạn người đọc được du lịch Đường Lâm bằng cảm nhận mà không cần đi!

Mỗi lần đi đến miền đất mới nào đó Trung lại cho anh em thưởng ngoạn tiếp nhé!

Chúc mừng tác giả đã Phá cách rất thành công!

Minh Phượng

t.thienke nói...

Ông Trung chọn cách phá khá hay, đó là làm thơ. Mà thơ lại hay, có vần có điệu mới chết chứ. Đặc biệt đến khổ thơ thứ tư, mình liên tưởng tới văn học hiện thực huyền ảo, đọc thấy hơi sờ sợ.Uống rượu mà hiểu được cái lẽ sắc sắc không không, lại không nhớ nổi tên mình, lại vẫn biết xa xa sau cánh cổng làng lại là một cánh đồng hoang- thì đúng là "phá cách" thật rồi!
Chúc mừng!
@Khu: "Thế hữu hưng nghi đại" có liên quan tới kiên định lập trường không ông nhỉ?

Ngôi nhà chung 12A nói...

Hay! Đúng là “Phá cách”, bài thơ phá cách, tác giả phá cách. Sự phá cách được thể hiện ở từng khổ thơ
Nếu như 3 câu đầu trong khổ thơ thứ nhất là tự sự của tác giả thì câu thứ 4 là sự phá cách: “bạn đến rồi ta lại là ta”.
Đến câu đầu của khổ thơ thứ 2 lại là sự phá cách: “Gác lo toan gạo tiền cơm áo”
Và nếu như ở 2 khổ thơ đầu là sự phá cách thông thường, sự phá cách của riêng mình thì đến khổ thơ thứ 3 tác giả lại muốn phá cách tư tưởng của mình cùng với bạn bè: “Nước tràn vào tụ thuỷ sinh tài”.Mặc dù là câu mượn, có lẽ là mượn ở Làng cổ Đường lâm nhưng lại là câu chủ đạo xuyên suốt bài thơ.
Vì thế đến đến khổ thơ thứ 4 thì sự phá cách là lẽ đương nhiên: “Vẫn bên …cánh đồng hoang”. Đó chính là điểm nhấn của sự phá cách thăng hoa. Tôi cho rằng đây là khổ thơ hay, tác giả đã biết dùng bút pháp đối lập trong ngôn từ để diễn tả sự thăng hoa: “ vẫn bên bạn cạn tràn ly rượu”, ly rượu cạn sao lại tràn? Điều đó có nghĩa những “vơi đầy” liên tục say sưa cùng bạn bè, được thể hiện : “Cười nghiêng ngả tên mình chẳng nhớ”.
Sự thăng hoa cùng bạn bè còn ở: “Rượu uống rồi sắc sắc không không”, tác giả đã mượn khái niệm cõi hư vô trong đạo Phật để diễn tả cái “có, không” ở đời ( không ai có tất cả nhưng cũng không ai không có cái gì cả)
Cái hay của khổ thơ thứ 4 chính là tác giả đã vẽ lên bức tranh hoang sơ cổ kính,người đọc có thể cảm nhận được mái đình, con đường, cánh đồng xưa…một phong cảnh đẹp huyền bí phản chiếu bản nguyên của nó. Dường như tác giả đang muốn khám phá và cảm nhận cái bản nguyên của phong cảnh này hay là của chính tác giả. Có thể nói đây mới là mấu chốt trong sự phá cách con người của tác giả.
Khổ thơ cuối câu đầu là câu hỏi tu từ: “Sao cứ phải theo mòn lối cũ”, nhưng 3 câu sau là sự khẳng định đúc kết của tác giả trong sự phá cách.
Quả là như vậy, cuộc sống luôn là điều bí ẩn. Nếu ta biết khám phá với những con đường khác nhau hẳn sẽ cho ta nhiều thú vị, có khi là sự thành công.
Kết luận: Qua bài thơ tưởng như tác giả đang học phá cách, nhưng có lẽ tác giả đã là bậc thầy của sự phá cách rồi.
Chúc mừng tác giả, chúc mừng tân nhà thơ 12A-Hải Hậu K30
LQS.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Mình thực sự bất ngờ về "Phá cách", phá cách mà rất đáng yêu.
Khởi đầu chính là sự phá cách của tác giả, đây có lẽ là bài thơ đầu tiên được đăng trên blog chứ chắc không phải bài thơ đầu tay của tác giả bởi nghệ thuật thơ dường như đã rất điêu luyện.
Phá cách còn ở địa điểm mà tác giả đã chọn, phá cách là tìm đến một cái gì đó mới, khác thường, nhưng ở đây tác giả lại tìm đến Làng cổ Đường Lâm, cảnh quan sơ khai nguyên thủy, có lẽ là để gần với cái bản năng hơn chăng?
Phá cách còn ở cái sự hết mình, mở lòng cùng bè bạn, bỏ xa hết cái ồn ào, cơm áo gạo tiền, bỏ xa cái xã hội còn đầy rẫy những phức tạp kia, để ngồi lại với nhau, để sống thật là mình, để rồi "cùng nghiêng ngả tên mình chẳng nhớ"
"Sao cứ phải theo mòn lối cũ" và "Nhưng đường tắt rộng bước ta đi", lại mở ra cho ta thấy rất nhiều phá cách tiếp theo của tác giả và cũng là sự mời gọi rủ rê các bạn của mình cùng phá cách
Nào các bạn 12A!
Trà

Hienmax nói...

Những bước đi đầu tiên thật bất ngờ và gây nhiều cảm hứng. Ý thơ hay và tiếp tục phát huy nhé, cố gắng thêm mượt mà hơn! Chúc mừng một nhà thơ mới của 12A!
(Bạn phá rồi còn ai phá nữa không?)

Như đã có lần hứa sẽ tặng Trung một bài thơ trên blog, nhân chuyến đi Đường Lâm lần này và để chúc mừng bài thơ đầu tay của ông về phá cách, tôi sẽ sớm thực hiện lời hứa của mình!

DQTrung nói...

@Hienmax: Ok! Toi tiep thu, cho doi loi hua cua Hienmax.

Ngôi nhà chung 12A nói...

không ngờ bạn mình lại làm thơ hay thế. giá như có nhiều bài như vậy ra đời sớm hơn thì có lẽ mình đã say blog rồi. đang trên đường về quê, trong người cũng nhiều tâm trạng nhưng đọc xong bài thơ bạn viết và comment của các bạn khác tự nhiên mình quên hết sự đời, chợt nhận ra rằng chỉ có tình bạn, sự sẻ chia và gia đình mới là giá trị cốt lõi trong cuộc sống.
cảm ơn nhà thơ đã chia sẻ những cảm nhận qua các vần thơ.
mình mong chờ sự sẻ chia từ bạn.
song sơn

Ng.Nhung nói...

Một sự phá cách có sự chuẩn bị hay sao ý!
Khởi nguồn cảm hứng từ chuyến đi làng cổ Đường Lâm, lớp trưởng có kinh nghiệm rồi gợi ý cho mình với nhé!qua đây hé lộ chút quy trình rồi đấy...!
Ngày càng thấy nhiều điều mới ở lớp trưởng,có lẽ mạch "phá cách" bắt đầu từ đây chăng! Mong chờ những lần sau dâng trào hơn nữa!

DQTrung nói...

@Ng.Nhung:- Phan nx danh gia tuy theo qd cua moi nguoi.
Ok! Rat mong mach "pha cach" bat dau tu day.Nhung co le Nhung van la Nhung trong suy nghi cua Trung den thoi diem nay?Toi cung nhu rat nhieu ban muon kham pha khai niem"dang trao hon nua" theo cam nhan cua Nhung.
@Song Sơn: Muộn còn hơn không SS a, Sơn chịu khó theo dõi Blog lớp cuộc sống sẽ trở lên thăng bằng và ý nghĩa hơn rất nhiều.

DQTrung nói...

Đến khi ra thơ rồi tôi mới thấy rằng những điều mình chiêm nghiệm từ trước hoàn toàn có cơ sở: nếu cứ bình bình thì chẳng bao giờ ra thơ. Sáng nay thức giấc rất sớm đọc Blog xem có comment nào không vô tình nghe được câu nói rất hay trong chương trình của VTV3: " cuộc đời mỗi con người là một bản nhạc, phải có những phút ngẫu hứng,thăng hoa,phá cách thì bản nhạc mới có bản sắc. Tuy nhiên sự phá cách cũng phải dựa trên một nền tảng, nguyên tắc nhất định. Đừng để bản nhạc nào giống bản nhạc nào." Và một điều mình cảm thấy rất tâm đắc trước câu nói của vị CTHĐQT VietinBank:"Không có gì là không thể làm được quan trọng là làm như thế nào, làm bằng cách nào".

ĐNN nói...

Mình thì lại tâm đắc với câu nói của một vị nào đó: "Không có việc gì khó, chỉ sợ... không làm được".

Cuộc sống luôn là những chuỗi ngày mệt mỏi và có phần tẻ nhạt, chỉ có phá cách để hóa giải nó.

Nhưng phá cách phải trên một nền tảng bất biến, đúng, đó mới thực sự là phá cách.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Một sự phá cách thật mạnh mẽ và rất “Lớp trưởng”, “phá cách trong khuôn khổ”. Bài thơ sâu sắc, tràn đầy tình cảm và nhiệt huyết. Thật tự hào có một lớp trưởng như Trung, luôn nhiệt tình với bạn bè và với mọi công việc của lớp. Cám ơn bạn đã làm nóng thêm blog lớp mình.
Hà.

DXKhu nói...

Theo một bài giảng về đạo làm người của một vị cao tăng (xin lỗi, quên mất tên hòa thượng rồi), có giảng giải về "phá cách" - đó là việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ những "dấu" trong một bài văn cuộc đời.
Đời mỗi người được ví là một bài văn, nếu một bài văn chỉ có dấu phảy và dấu chấm thì nghe nó bình bình, ít được bình luận, nhắc đến, ít gây ấn tượng và khó có thể xem là hay. Tuy vậy, với những bài văn có thêm dấu chấm than (!), hỏi chấm (?), ba chấm (...) có cảm giác trải qua đủ các cung bậc Hỉ - Nộ - Ái - Ố.
Đến nay, nhìn vào cuộc sống của tác giả thấy rằng đã có nhiều sự thán phục (!) xen lẫn những câu hỏi chưa thể có câu trả lời ngay, cần tiếp tục "khám" và "phá"?
Có ai đăng ký khám phá tác giả không?

@Kế: Bình rằng "Thế hữu hưng nghi đại" có liên quan đến kiên định lập trường theo chiều hướng khác nhau (xung đột hoặc cộng hưởng) tùy theo ý nghĩa, đối tượng hay mục đích. Khi đặt cạnh "Phụng Thiên thừa vận", "Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt", "gió chiều nào che chiều ấy",.. thì sẽ rành rọt hơn chăng?
Xin Ngài chỉ giáo... (bông phèng tý cho vui, tớ cũng chẳng hiểu gì cả).

Hoang nói...

Lâu lắm rồi mới thấy Trung lại làm thơ!

Thơ Trung phảng phất phong cách của nhà thơ Quách Tỉnh.

Chờ tiếp các bài thơ mới của bạn, Trung à.

Đ.T.Nghĩa

Ngôi nhà chung 12A nói...

@KHU: Nghe ngài giải thích mấy nhời cũng vỡ ra được phần nào.Đa tạ, đa tạ!
TTK

Vu Quang Huy nói...

Trung ạ!
Cuộc sống đôi khi cần lắm nhiều sự “phá cách” mục đích để cân bằng cuộc sống. Thử hình dung suốt ngày chúng ta phải sống và đối mặt với những con số khô khan về tỷ giá, về sự biến động của lãi suất, và chờ đợi những động thái, sự can thiệp từ ngân hàng Nhà nước đối với thị trường tín dụng, thị trường vàng, giảm lạm phát dần dần tạo niềm tin của người dân để họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng...

Quả thật có thể những thông tin trên sẽ làm một bộ phận người nhỏ nào đó vui. Nhưng thực tế cuộc sống còn bao điều cần thiết nữa... Nếu ta đứng ở dưới đất thì thấy vững hơn, khi ta tham gia giao thông thì cần cẩn thận hơn chút nữa. Và nếu đứng ở trên càng cao thì cần hơn những sự thăng bằng...Các cụ nhà ta thường có câu “Leo cao ngã đau” khuyên chúng ta nên cẩn thận, hoặc “ có được rồi đã khó, nhưng giữ được và phát triển nó còn khó hơn”...

Đôi điều, chờ đợi sự “phá” và “đúng cách” tiếp theo của Trung?

Ngôi nhà chung 12A nói...

Lâu lắm rồi không được đọc bài của Nghĩa, tiếp tục đi Nghĩa ơi, chúng tớ đang dài cổ đợi bạn.

Hà.

Ngôi nhà chung 12A nói...

BLL xem có nên mở trại sáng tác hè 2011, có trao giải hẳn hoi. Mình thấy nhiều cây bút rất cừ nhưng ít chịu tham gia viết bài, thành ra mình cũng ngại viết lây.

DXKhu nói...

Vẫn biết là ông Nghĩa bận công việc nhưng không nghĩ là không có thời gian đến thế?

Ngôi nhà màu xanh nói...

Thấy mọi người rôm rả quá vào tham gia chút.
Bạn Trung ơi, cứ thế phát huy cho anh em cổ vũ và thưởng thức nhé.

Vui vui ngắm cảnh tức tình
nghiêm nghiêm cổ kính thấy hình bóng ai
Đường Lâm một đất anh tài
Hai Vua sinh hạ lên ngai trị vị

Năm người một ngựa lên xe
Tiến về làng cổ trong hè lung linh
Cũng...
Cây đa giếng nước sân đình
Đường làng uốn khúc, ngõ trình đá ong
Cổng xưa gạch cổ riêu phong
Nghiêng nghiêng ngả lõng đón mừng thân thương

Ai ơi quá bộ Đường Lâm
Khi về hãy nhớ tấm lòng người quê
Cơm ngon, cá nướng, rượu chè
Hãy nhớ làm...
Thơ thì thơ thiệt, không thì văn xuôi.

Nguyên Vũ nói...

Tôi vẫn luôn nghí ông Trung có khả năng làm được rất nhiều điều tuyệt vời, nhưng quả thực làm được thơ thì tôi thực sự bất ngờ!
Xin chucs mừng bài thơ của ông TRung (xin phép ko bình thơ vì tôi hơi kém). Có lẽ sau bài thơ của ông Trung tôi sẽ suy nghĩ xem yếu tố nào quyết định đến khả năng làm thơ của một người.

Đăng nhận xét

lop12ahaihauk30.blogspot.com