Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

XUẤT HÀNH ĐẦU NĂM

Xuất hành đầu năm người Việt chúng ta thường hướng về quê hương, hướng về nguồn cội, gặp gỡ bạn bè... Chép tặng các bạn bài thơ.


Xuất hành

Xuất hành đầu năm
Về thăm đất cũ
Phía hoa còn nụ
Phía lá đang mầm.

Xuất hành đầu năm
Về thăm bè bạn
Tình người vẫn ấm
Như ngày xa xưa.

Hái một cành tơ
Trồng từ quá khứ
Nuôi từ ước mơ
Thời ta còn nhỏ.

Nâng niu gìn giữ
Suốt tháng năm dài
Thơm hoa ngọt quả
Những mùa nay mai...


Hà (sưu tầm)

12 nhận xét:

Ngôi nhà chung 12A nói...

Xuất hành bây giờ toàn gặp củ thôi mà là củ hành, củ tỏi, củ khoai, củ chóc,...nên ngại xuất hành lắm.
Chứ xuất hành mà gặp "lá mầm, cành tơ, hoa nụ, quả" thì chắc ngày nào cũng xuất hành...
Nói vui thôi, chúc mọi người xuất hành hấp dẫn như trong bài thơ Hà sưu tầm.
Sg4.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Cái sự "gieo hạt, nảy mầm" của ông nghe nói phong phanh là ở quê cơ, ông xuất hành trong SG thì sao gặp được!

Hôm gặp mặt vắng mấy anh Hai nên Tết quê chưa trọn vẹn, gửi lên blog chút hơi hướng SG đầu xuân để khoả lấp chỗ trống vắng ấy đi mấy anh ơi.

Phong Châu nói...

Trên thì "ông", dưới thì "anh", thế nà thế lào?

t.thienke nói...

Chúc tất cả mọi người :
Tân niên xuất hành - Vạn sự hanh thông!

Ngôi nhà chung 12A nói...

Nhân cái "thắc mắc" của anh Phong, theo thiển nghĩ của mình là Hà (nói riêng, chị em nói chung) chê anh em chúng mình "già không đều". Trên thì cũ, già như "ông", dưới lại trẻ trung như "anh".
Có đúng thế ko tác giả?
Đầu năm zui zui chút, tặng cánh đàn ông bài thơ (thơ st trong bàn nhậu) về "già không đều":
Về hưu mà tóc còn xanh
Hai tay đút túi củ hành vẫn tươi
Hỏi anh bí quyết, anh cười
Hành trồng đất lạ, xanh tươi bốn mùa..
Đấy là bài thơ tặng các anh tóc xanh, còn bài thơ về tóc bạc, xin tặng sau.
Chúc vui vẻ.
LQS.

Phong Châu nói...

Ông toàn hứa cuội, giống hệt...tôi. Lần này quyết ko để tổn hại tới cái thanh danh đang nhem nhuốc của mình nữa. Tặng trước bài nháp "con cóc" tóc bạc vậy:

Bốn mươi tóc đã bạc màu
Chân chồn, gối lỏng, mặt "càu", hành khô!
Biển trời sóng vỗ nhấp nhô
Người đi mất bóng, lệ khô, môi chờ!

Ngôi nhà chung 12A nói...

Ai nói tôi hứa cuội, chẳng qua tôi đang chờ tiền nhuận bút của BLL nên chưa đăng bài tiếp ( Việc này đâu dám hỏi lãnh đạo, mà ko hỏi thì biết hỏi ai, nên đành phải chờ...???)
Bài thơ tóc bạc của anh Phong gì mà "ảm đạm" vậy. Phải như em Phượng, là "điểm hoa", là " lấp lánh ánh sương".
Tính để tóc các anh "bán dâm" mới tặng, nhưng sợ mọi người cho là hứa cuội nên tặng luôn:
Thương thay gà trống hoa mơ
Mải mê đạp mái bạc phơ cái đầu
Bạc đầu thì có sao đâu
Sống không đạp mái, sống lâu làm gì...
Nếu thấy đúng xin các anh cho ý kiến để chị em ủng hộ. Cũng phải tranh thủ lên tiếng đi, sắp đến ngày chị em vùng dậy rồi.Hihi...
Lại Sinh sự.

t.thienke nói...

Như vậy , bắt đầu từ Xuất hành chúng ta đã nói đến hành tỏi, sau đó là đến ...gà.(Ông Phong còn nói đến cả Trời biển nữa). Tôi theo dõi, bỗng nổi thi hứng, làm bài thơ con cóc, à quên , bài thơ con... gà, tiếp nối chủ đề của Ô.Sinh như sau:

GỬI CHÚ GÀ TRỐNG
Sống mà chỉ đạp, gà ơi!
Thế là sống phí một đời oai phong
Cất cao tiếng gọi non sông
Dân tình tỉnh thức, mới không phí đời.

ĐNN nói...

Phí đời là phí gà cơ
Dân tình vẫn thức chứ ngơ đâu gà?
Sống thời nhảy múa hát ca
Gáy chi cho mỏi nhanh già gà ơi.

NhungHPham nói...

Chẳng biết có liên quan gì đến thơ của các anh, chú không. Trích tặng câu chuyện này for fun từ internet:
Một đêm không trăng sao, trời tối như bưng.
Bỗng mé chuồng trâu nhà kia có tiếng lục đục. Tiếp theo là tiếng gà gáy vang. Trong nhà đèn thắp sáng. Mé chuồng trâu có bóng người ù té chạy.
Sáng ra, chủ nhà kể với hàng xóm ban đêm có trộm định bắt trâu. Phúc đức làm sao được chú Gà trống báo động kịp thời. Chú Gà trống bèn được chủ ban khen, bồi dưỡng, tha không làm thịt.
Gà trống bắt đầu vênh mặt, khinh khỉnh nhìn đám lợn, vịt xung quanh.
Trong cái sân nhà này ta là nhất !
Hăng say với thành tích, Gà trống vô ý qua mặt vợ mà không bấm còi xin phép ! Sai lầm không thể tha thứ được !
Chị Gà mái liền lôi cổ chồng vào chuồng, cục tác cho một trận trước mặt bầy con :
- " Này, này, nếu quên rồi thì con này nhắc lại cho mà nghe nhé. Cái đêm hôm ấy leo cho đã, nhảy cho sướng, rồi lăn ra ngủ như chết.
Chính con này nghe thấy tiếng động mé chuồng trâu, lay đồ chết toi kia dậy.
Mắt nhắm mắt mở, ngỡ là chủ dắt trâu ra đồng.
- Phen này chết mất thôi mẹ con nó ơi !
Quên gáy thì chủ nó thiến. Hầu hạ không xong thì nó vặt lông.
Thôi thì muộn còn hơn không. Cứ liều gáy bừa may ra chủ nó tha tội.
Hàng xóm mất ngủ, léo nhéo chửi bới điếc cả tai.
Nhưng trò đời có lắm cái hay. Thằng hầu quáng gà lại gặp ông chủ gà mờ. Làm bậy, gáy bậy được khen bậy, thưởng bậy. Nồi nào úp vung nấy. Thật xứng đôi vừa lứa.
Thế mà cứ vênh mặt lên, tưởng mình là nhất.
Vênh váo với ai ngoài sân thì con này mặc xác. Nhưng nhập chuồng thì phải tuỳ tục ! Vênh với con này, vênh với con con này, thì con này bẻ lại cho thẳng, cho biết tay?...
Từ ngày được vợ uốn nắn, chú Gà trống lừ đừ như bị cúm.
Đôi lúc nhớ lại cái thời oanh liệt, Gà lủi thủi ra góc sân, vênh mặt ngạo nghễ nhìn trời.

t.thienke nói...

GÀ TRỐNG ĐÁP NHỜI

Người ơi, dẫu đã thức rồi
Ngày còn chưa tỏ, đêm thời đang đen.
Ngẩng cao đầu, cất tiếng lên
Gọi bình minh tỏa rạng trên khắp nhà.
Xong rồi hẵng múa vui ca
Rồi thì nhảy đạp, tuy già.Không sao!
Bao giờ gia chủ mâm cao
Thì tôi cũng ước : một hào...lá chanh!
TTK: Năm Mèo mà nói chuyện Gà, chẳng biết có bị lạc đề không?

@Nam: Lâu lâu, mới lại được thưởng thức thơ của ông. Tôi trả lại ông cái từ mà ông đã gán ghép cho tôi ở bức ảnh.

Ngôi nhà chung 12A nói...

Buồn cười quá với những câu thơ của mọi người. Bác nào còn hành tỏi với lại kê gà... xin mời lên tiếng tiếp cái.

Không phải chê già đâu mà là có ý trịnh trọng, như các đại biểu Hội đồng nhân dân chẳng hạn luôn được gọi là ông, bà. Hôm trước ở Hải Hậu trong Bữa tiệc quê ấy S đã chẳng từng nói "gọi ông xưng em" là gì. Tiếng Việt mình phong phú thế đấy!

Đăng nhận xét

lop12ahaihauk30.blogspot.com